Bạn mới sắm một chiếc máy lạnh mới nhưng nhiều các thông số và kí tự lạ làm bạn đau đầu vì không hiểu được thông tin mà chúng cung cấp, hay máy lạnh của bạn có quá nhiều tính năng nhưng bạn không biết rõ công dụng của chúng để làm gì nên trong quá trình sử dụng thường rất bất tiện, không dùng hết được công suất của máy và làm bạn không được thoải mái. Hiểu được điều đó, trung tâm vệ sinh máy lạnh quận 8 sẽ giúp bạn hiểu rõ các tính năng và thông số của máy lạnh để giúp bạn sử dụng máy lạnh được tối ưu nhất.
- Sửa máy lạnh bị chảy nước tại nhà
- Qui tắc phải nhớ khi cho trẻ nhỏ nằm máy lạnh
- Cách giúp tăng tuổi thọ cho máy lạnh không phải ai cũng biết
Xem thêm: Bạn cần phải thay máy lạnh mới nếu gặp các dấu hiệu sau
1) Econavi:
Econavi sẽ giúp điều chỉnh mức nhiệt độ trong phòng giảm xuống tăng lên, tùy vào tình trạng hoạt động của người có mặt. Đồng thời, nó có thể tự dò tìm vị trí người ngồi trong phòng và chuyển hướng gió đến đúng vị trí đó. Như vậy, bạn sẽ không phải tăng giảm nhiệt độ liên tục vì lý do hướng gió không làm đủ mát cho chỗ bạn ngồi.
2) BTU
Thông số của máy lạnh thường được ghi là BTU (Đơn vị nhiệt Anh – British Thermal Unit). Từ thông số BTU nhân với giá trị 0.0002929 sẽ ra công suất lạnh của máy lạnh. Khi hoạt động, máy lạnh không làm việc liên tục. Khi cung cấp đủ năng lượng để làm giảm nhiệt độ phòng tới mức nhất định nó sẽ ngừng làm lạnh.
Nên để tính ra công suất điện của máy lạnh thì tùy vào loại máy công nghiệp hay gia dụng thì sẽ lấy công suất lạnh chia cho ~3,2 hoặc ~2,8. Ví dụ, máy lạnh gia dụng có thông số 9.000BTU thì công suất lạnh sẽ là 9000 x 0.0002929 = 2.63764 KW suy ra công suất điện: 2.63764 KW / 2.8 = 0.942 KW.
Máy này là kết quả của phát minh được thực hiện bởi Matthew Edward Kramer.
3) Chế độ vận hành siêu êm:
Chỉ cần ấn nút này trên bộ điều khiển, ta hầu như không cảm nhận được tiếng ồn của máy. Tuy nhiên khi chạy chế độ này hiệu suất máy giảm đi chút ít.
4) Con mắt thông minh:
Ở một số máy lạnh có một số thiết bị gắn trên dàn lạnh gọi là con mắt thông minh. Con mắt thông minh có nhiệm vụ “quan sát” các dịch chuyển trong phòng. Nếu phòng vắng người, hoặc người nằm ngủ (không có chuyển động) lập tức con mắt thông minh ra lệnh cho máy chạy về chế độ canh chừng (nếu chạy lạnh thì nhiệt độ phòng tăng dần thêm 2°C và nếu đang chạy sưởi thì giảm đi 4°C) để tiết kiệm điện năng.
5) Các tính năng:
a) Hệ thống đảo gió:
Với cơ cấu vẫy gió cũng như các chế độ tự động cài đặt sẵn, nhiệt độ trong phòng đồng đều hơn, gió lạnh đến các ngóc ngách của phòng. Ở chế độ làm lạnh, dù bạn có quên để luồng gió lạnh thổi thẳng vào người thì chậm nhất sau 30 phút cánh gió sẽ hất lên tự động tránh làm bạn bị cảm lạnh. Và ở chế độ sưởi, nếu có quên để ở chế độ thổi ngang (không hiệu quả) thì máy cũng tự động đưa gió nóng xuống dưới.
b) Khử mùi:
Ngày nay hầu như tất cả các loại máy lạnh đều được trang bị các phin khử mùi bằng các màng than hoạt tính. Thường các phin này phải thay thế định kỳ sau khi hết tác dụng (khoảng 6 tháng).
c) Lọc khử trùng:
Tiêu diệt vi khuẩn trong không khí khi chúng đi qua vách của bộ lọc, giữ cho không khí trong phòng trong lành.
d) Tạo ion:
Là các nguyên tử khí trong không khí bị mất đi electron, có tác dụng làm sạch không khí làm cho con người sảng khoái, giảm mệt mỏi, căng thẳng, buồn nôn, đau đầu…
6) EER(Energy Efficiency Ratio):
Hiệu suất năng lượng. Chỉ số EER của máy lạnh được đo bằng tỷ số công suất lạnh BTU/h với công suất tiêu thụ điện tính bằng watt (BTU/h/W).
Ví dụ, nếu máy lạnh có chỉ số là 10.000 BTU tiêu thụ 1.200W điện, thì chỉ số của nó là 8,3 (tức là 10.000BTU/1.200W).
Chỉ số EER càng cao thì các sản phẩm máy lạnh hoạt động càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nên nhớ rằng máy lạnh có chỉ số cao luôn đi kèm với một mức giá cao hơn.
7) Chế độ cung cấp oxy:
Năm 2005 hãng Panasonic của Nhật đưa ra quảng cáo máy lạnh không khí có khả năng cung cấp oxy. Chúng ta đều biết phòng máy lạnh phải kín mới mát. Thế nhưng chúng ta cần oxy để thở.
Không khí khi hít vào có 21% oxy, khi thở ra thì còn 16% ôxy. Để đảm bảo sức khỏe theo tiêu chuẩn mỗi người mỗi giờ cần được cung cấp 25m³ không khí tươi. Ở gia đình thường gió tươi được cung cấp qua việc đóng mở cửa hoặc các khe hở tự nhiên. Thế nhưng ban đêm khi không mở cửa ta sẽ thiếu ôxy.
Máy lạnh của Panasonic được trang bị một bơm khí tươi đặt ở dàn nóng ngoài nhà. Khi được bơm theo một đường ống nhỏ đường kính 30 – 40 mm vào dàn lạnh trong nhà. Điều đặc biệt là khí tươi được bơm qua 1 màng lọc. Khi đi qua mạng lọc này nồng độ ôxy tăng từ 21% lên hơn 30%. Khi được cấp vào phòng nó đảm bảo cho nồng độ ôxy trong phòng duy trì ở nồng độ 21% hoặc hơn. Như vậy khi dùng máy điều hòa không khí này, người ta có thể tiết kiệm năng lượng do không phải chạy quạt thông gió hoặc phải mở hé cửa để lấy gió tươi.
8) Loại gas:
Có nhiều loại gas dùng cho điều hòa nhưng có thể nói, trên thị trường hiện nay có hai loại gas được sử dụng phổ biến nhất là R22 và R410A.
Gas R22 có công thức là CHF2Cl, được dùng rất phổ biến trong máy điều hòa nhiệt độ, trong các máy lạnh năng suất trung bình.
Gas R410A là hỗn hợp của hai Freon không đồng sôi, gồm 50% R32 và 50% R125. Đây là môi chất đang được sử dụng phổ biến trong các máy điều hòa nhiệt độ hiện nay vì môi chất này không phá hủy tầng ozon. R410A không cháy, không độc hại, bền vững hóa học và không ăn mòn phần lớn các vật liệu.